Nghiên cứu về người tị nạn Tị_nạn

Với sự xuất hiện của các trường hợp di cư và cưỡng bức di dân chính, nghiên cứu về nguyên nhân và ý nghĩa của chúng đã nổi lên như một lĩnh vực nghiên cứu liên ngành hợp pháp, và bắt đầu nổi lên từ giữa đến cuối thế kỷ 20, sau Thế chiến II. Mặc dù những đóng góp quan trọng đã được thực hiện trước đó, nửa sau của thế kỷ 20 đã chứng kiến ​​việc thành lập các tổ chức dành riêng cho việc nghiên cứu người tị nạn, như Hiệp hội Nghiên cứu về vấn đề tị nạn thế giới (Association for the Study of the World Refugee Problem), được theo sát bởi sự thành lập của Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn. Cụ thể, phiên bản năm 1981 của tài liệu Đánh giá di cư quốc tế (International Migration Review) đã xác định các nghiên cứu về người tị nạn là "một viễn cảnh toàn diện, lịch sử, liên ngành và mang tính tương đối, tập trung vào sự nhất quán và các kiểu mẫu trong trải nghiệm về tị nạn."[16] Sau khi xuất bản, lĩnh vực này đã nhanh chóng thu hút sự quan tâm ngày càng gia tăng về mặt học thuật và nghi vấn tìm hiểu, mà vẫn tiếp tục cho đến hiện tại. Đáng chú ý nhất là vào năm 1988, Tạp chí Nghiên cứu về người tị nạn (Journal of Refugee Studies) được thành lập như là tạp chí liên ngành lớn đầu tiên của lĩnh vực này.[17]

Sự xuất hiện các nghiên cứu về người tị nạn như một lĩnh vực nghiên cứu riêng biệt đã bị các học giả chỉ trích do khó khăn về thuật ngữ. Do không hề có định nghĩa được chấp nhận phổ biến cho thuật ngữ "người tị nạn" ("refugee"), nên sự tôn trọng về mặt học thuật của định nghĩa dựa trên chính sách, như được nêu trong Công ước về người tị nạn năm 1951, vẫn gây tranh cãi cho tới hiện tại. Ngoài ra, các học giả đã phê phán việc thiếu cơ sở lý thuyết của các nghiên cứu về người tị nạn và sự thống trị của nghiên cứu định hướng chính sách. Đáp lại, các học giả đã cố gắng lèo lái lĩnh vực này để thiết lập một nền tảng lý thuyết về nghiên cứu người tị nạn thông qua "nghiên cứu tình huống của các nhóm người tị nạn cụ thể (và những người di cư bị ép buộc khác) trong các lý thuyết về các lĩnh vực nhận thức (và các ngành chính), [cung cấp] một cơ hội để sử dụng các hoàn cảnh cụ thể của các tình huống tị nạn để làm sáng tỏ những lý thuyết tổng quát hơn này và do đó tham gia vào sự phát triển của khoa học xã hội, thay vì dẫn dắt các nghiên cứu về người tị nạn vào một cống hiến trí tuệ."[18] Do đó, thuật ngữ tị nạn trong bối cảnh nghiên cứu về người tị nạn có thể được gọi là "phiếu tự đánh giá hợp pháp hoặc mang tính mô tả", bao gồm nền tảng kinh tế xã hội, lịch sử cá nhân, phân tích tâm lý và tâm linh.[18]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tị_nạn http://www.unhcr.de/home/artikel/77a59958d37a54968... http://refuge-huguenot.ish-lyon.cnrs.fr/histoire.p... //dx.doi.org/10.1146%2Fannurev.an.24.100195.002431 http://www.fff.org/freedom/0895a.asp http://www.globalsecurity.org/military/world/war/i... http://reporting.unhcr.org/population http://www.unhcr.org/publications/legal/3d58e13b4/... http://www.unhcr.org/solutions.html http://www.odi.org.uk/resources/details.asp?id=440... https://books.google.be/books?id=5u3Ukw7AftwC&pg=P...